[Danmei] Thái tử – Chương 14 Hạ


 

 

 

Thái tử – Chương 14 Hạ


Tác giả : Phong Lộng

Thể loại: Cổ trang cung đình, nhất thụ nhất công, huynh đệ văn.

Editor: Tuyết Lâm

Cố vấn: Băng Tiêu, Gấu

Beta – reader: Fuyu, Linh Nhi

 

 

 

 


Chờ như vậy ước chừng thêm nửa canh giờ thì cửa phòng lại mở. Vương Cảnh Kiều từ bên trong chậm rãi đi tới, vừa thấy Vịnh Thiện đang đứng tại hành lang khiến lão ngạc nhiên một chút liền tiến đến hỏi: “Điện hạ đang chờ Hoàng thượng triệu kiến sao?”


Vịnh Thiện cung kính đáp : “Đúng vậy. Thỉnh tấu lên phụ hoàng, Vịnh Thiện vô cùng lo lắng, mong được tự mình hướng phụ hoàng vấn an.”


Đồng tử mờ nhạt của Vương Cảnh Kiều xem xét hắn một hồi lâu rồi mới khẽ thở dài đáp: “Mời Điện hạ vào trong. Hoàng thượng có chỉ, bảo hạ thần nếu bước ra vẫn gặp điện hạ đứng chờ triệu kiến thì bảo điện hạ đi vào.”


Vịnh Thiện tim bỗng đập loạn mất một nhịp nhưng ngay lập tức đem tất cả tâm tình đè nén xuống, gật đầu chào lão thái phó rồi mới bước đi, đến trước cửa phòng, hắn dừng lại để tĩnh tâm một chút, sau đó mới vượt qua môn khảm.


Trong điện vô cùng im ắng, không một người nào hầu hạ.


Bên trong hoả long chôn ngầm trong lòng đất, bốn phía bếp lò đều là than hồng rực lửa cháy sáng toả nhiệt ra xung quanh. Vịnh Thiện mới từ bên ngoài bước vào, không khí đang lạnh đột nhiên ấm nóng, không khỏi cả người nổi lên một trận run run, hắn bước nhanh tới trước mặt Viêm đế rồi quỳ xuống nói: “Nhi thần đến thỉnh an phụ hoàng.” Ngữ khí cùng với động tác đều rất trầm tĩnh.


(hoả long này là ta nghĩ chắc là mấy khúc củi đốt ngầm dưới lòng đất ấy mà, vì dùng cho vua nên gọi thành chữ ‘long’, chứ ko phải có nguyên con rồng lửa dưới đất đâu ế!!)


Viêm đế thời trẻ mười phần quyết đoán, mấy lần cung biến, sát phạt đều không chút lưu tình khiến cho người người sợ hãi, nhưng những năm gần đây thân thể đã bước qua tuổi già nên thường hay nhiễm bệnh. Hoàng đế lúc này nửa nằm trên giường, dưới thắt lưng lót một cái chăn nhung dày cực kỳ ấm áp, long bào cao quý phủ trên vai, xung quanh bếp sưởi luôn cháy sáng chưa bao giờ dứt. Nhưng ngay cả khi như vậy, sắc mặt của Người cũng chẳng khá hơn, không có lấy một tia huyết sắc.


“Đứng lên đi, đến đây với phụ hoàng.”


Thanh âm Viêm đế có điểm khàn khàn, chậm rãi phân phó một câu, ý bảo Vịnh Thiện ngồi lên giường với hắn.


Vịnh Thiện không giống như tên Vịnh Lâm chẳng biết ngượng, trong cung quyền quý thất thế, không ít người bị hủy hoại vì không biết tự lượng sức mình mà kiêu căng tự đắc. Hắn trên người mang bao nhiêu tính mệnh của người than, cho nên một điểm sơ sẩy cũng không dám có, huống hồ là làm cái việc hồ đồ đến mức ngồi lên giường của phụ hoàng chứ?


Vịnh Thiện vẫn quỳ bên giường không dám đứng lên, ngẩng đầu nói: “Phụ hoàng, cứ để nhi thần quỳ mà hầu hạ người đi.”


Viêm đế hơi kinh ngạc rồi lập tức mỉm cười lắc đầu than thở: “Tính tình của ngươi thật là….”


Viêm đế cười có chút khổ sở, nụ cười chỉ trong chớp mắt thì tiếu ý lập tức thu lại, dùng ngữ điệu chậm rãi khẽ hỏi : “Nghe thái phó nói, con gần đây đang học về Trang Tử? “


“Đúng vậy thưa phụ hoàng.”


“Thế con đã học được những gì?”


Vịnh Thiện nghe Viêm đế kiểm tra, tâm lý cũng thả lỏng hơn một chút.


Hoàng đế cùng với hoàng tử, là loại phụ tử tuyệt đối không giống với phụ tử nhất trong thiên hạ, trước mắt tuy là người cha thân sinh – cốt nhục thiên tính, huyết mạch tương liên của ngươi, thế nhưng chỉ cần một đạo khẩu dụ là có thể đưa ngươi vào chỗ chết, hủy diệt tất cả mọi thứ mà ngươi đang nắm giữ.


Thân tình bám vào chỗ có nhiều quyền lực cho nên thảm kịch trong cung nhiều vô số kể, tất cả đều tại loại bất đắc dĩ này mà phát sinh


Vịnh Thiện cũng không thể không cẩn thận đề phòng.


“Khải bẩm phụ hoàng, Đạo đức kinh đơn giản nên Vương thái phó chỉ cần dạy qua hai ba chương là được, còn Tiêu Dao Du mới cao thâm, để hiểu rõ nó thật không dễ dàng, hôm qua thái phó giảng bài, cũng chỉ dạy có mấy phần đầu nhỏ nhặt.”  (1)


“Đơn giản … ừm.” Viêm đế lơ đãng hỏi: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu (2). Cái này đã học qua chưa?”


“Đã học qua thưa phụ hoàng .”


“Cái này gọi là đơn giản sao?”


Trong lòng Vịnh Thiện đột nhiên trầm xuống, gục đầu chậm rãi nói: “Nhi tử nói sai rồi, đạo lý của Trang Tử thâm sâu, nhi thần tài trí kém cỏi, ngay cả nghĩa bề mặt của đạo lý cũng chưa thể lĩnh hội được. Đa tạ phụ hoàng đã chỉ bảo.”


Bầu không khí bỗng trở nên trầm mặc.


Vịnh Thiện thần kinh căng thẳng, chỉ biết nín thở chờ đợi, một hồi lâu sau lại nghe Viêm đế khẽ thở dài một tiếng, chầm chậm nói: “Ngươi tuổi còn trẻ, bây giờ không hiểu cũng chẳng sao. Chỉ sợ bản thân ngươi sau này vẫn không muốn hiểu….”


Viêm đế ngừng một lúc rồi lại hỏi: “Ngươi là Thái tử, khó tránh việc phụ hoàng kiểm tra nghiêm ngặt hơn một chút, có hiểu không?”


“Đã hiểu thưa phụ hoàng.”


“Vậy phụ hoàng hỏi ngươi, vì sao thiên địa bất nhân, thánh nhân cũng bất nhân?”


Vịnh Thiện yên lặng suy nghĩ một hồi rồi nghiêm túc đáp: “Thiên địa không phải là bất nhân, thánh nhân cũng cũng không phải là bất nhân, chỉ là bởi vì không có tư ái cũng không thiên vị, mặc cho bách tính cùng vạn vật sống một cuộc sống tự do tự tại, tất cả những sinh mệnh ấy sinh ra, lớn lên rồi diệt vong, chỉ kẻ nào bất nhân thì mới hiểu nhầm.”


Viêm đế không đề cập đến chuyện đúng sai mà tiếp tục hỏi: “Mỗi người một số mệnh vậy ngươi làm sao biết số mệnh của một người nên như thế nào?”


Lời của Viêm đế tất có huyền cơ khiến tâm Vịnh Thiện không khỏi một trận co rút, hắn trầm mặc cúi đầu chờ Viêm đế giáo huấn.


Chẳng qua bao lâu, lại nghe Viêm đế gọi: “Vịnh Thiện.”


“Vâng thưa phụ hoàng.”


“Trẫm vừa cùng Vương Cảnh Kiều nói chuyện, hắn đã nói với trẫm một thứ.”


Vịnh Thiện toàn thân cứng đờ, Vương thái phó hôm qua nhìn thấy hắn cùng với Vịnh Kỳ, lẽ nào cặp mắt già nua kia lại lợi hại như vậy, lập tức nhìn ra cái gì liền bắt đầu mật báo?


Nếu đúng thế thì Vịnh Kỳ chắc chắn sẽ gặp đại họa rơi đầu!


Thanh âm của Viêm đế nhẹ nhàng hạ xuống, ngữ điệu bình thản vô vị, chậm rãi nói: “Hắn nói gần đây có một quan viên địa phương, tặng hắn một quyển sách mà bên trong viết đều là chuyện nhỏ trong gia đình, nhưng có một cố sự khiến kẻ khác phải suy nghĩ sâu xa.”


Viêm đế dừng một hồi, vừa nhớ lại chuyện Vương Cảnh Kiều đã nói, một bên vừa âm thầm quan sát phản ứng của Vịnh Thiện.


Lúc sau Viêm đế mới thong thả tiếp tục: “Có một gia đình dựa vào nghề nuôi ngỗng để kiếm sống, cuộc sống sung túc. Người phụ thân đó có mười nhi tử, mỗi một nhi tử, dù là do chính thê hay tiểu thiếp sinh ra hắn đều rất thương yêu. Thế nhưng có một ngày, một trong số các nhi tử đó mắc phải quái bệnh khiến lão phụ thân rất sốt ruột, vội vã đem bạc thỉnh một đại phu đến xem, không ngờ đại phu thứ nhất lại thúc thủ vô sách (bó tay không có cách), nói rằng bệnh này quá khó khăn nên thỉnh danh y. Lão phụ thân lại lấy thêm nhiều ngân lượng mời một vị danh y, tên kia mặc dù có tiếng nhưng y thuật lại không cao vì thế đã nói với lão phụ thân rằng, tuy hắn biết nguồn gốc của loại bệnh này nhưng nếu muốn viết được đơn thuốc thì thiên hạ ngoại trừ đệ nhất kỳ y thì không ai có thể làm.”


“Giá chẩn trị của kỳ y đưa ra rất dọa người, nhưng lão phụ thân vô cùng yêu thương nhi tử nên cuối cùng đành cắn răng dùng toàn bộ số tiền tích góp được thỉnh kỳ y về nhà. Đại phu này quả nhiên lợi hại, chỉ một cái bắt mạch đã nói nhi tử của hắn bệnh tình không khó, đơn thuốc cũng không hề rườm rà khó khăn mà chỉ cần mỗi ngày đem một trăm khối tim ngỗng tươi hầm trong hai canh giờ, sau đó đem nước cô đặc thành một chén, mỗi ngày uống một lần sẽ khỏi.”


“Lúc đầu, lão phụ thân này theo phân phó của đại phu, mỗi ngày đều đem nước cô đặc từ tim ngỗng đó cho nhi tử uống, quả nhiên vừa uống xong, quái bệnh của con lão gần như khỏi hẳn khiến lão phụ thân hân hoan vô cùng. Nhưng con hắn một ngày không uống dược thì bệnh lập tức nặng thêm, đau đớn không chịu được. Uống dược như thế liên tục trong một tháng, gia đình đó đã giết hết ba nghìn con ngỗng, tất cả tài sản đều nhanh biến mất mà ngỗng cũng đã giết sạch, nhưng lão phụ thân chính là vẫn vô cùng yêu thương con hắn nên vẫn tiếp tục giết ngỗng sắc thuốc cho con.”


“Không ngờ một tháng trôi qua, nga tâm thủy không còn hữu dụng như ngày trước nữa nên lão phụ thân chỉ có thể lại một lần nữa tìm đến kỳ y. Kỳ y nói, nếu muốn thì đương nhiên có thể cứu chữa, nhưng chén thuốc lần này không thể dùng tim ngỗng mà phải dùng tim của một người, mà người này phải là huynh đệ của người bệnh thì dược mới thành công, nếu như dược liệu tốt, người bệnh mười năm cũng chẳng tái phát, thế nên dược liệu sẽ dùng tim nhị nhi tử của gia đình đó. Bởi vì nhị nhi tử kia là người có khả năng nhất trong các huynh đệ, tim của một người thông minh rất thích hợp làm thuốc dẫn.”


“Nghe đại phu nói xong, lão phụ thân liền rơi nước mắt, ngày thứ hai bỗng nhiên dậy thật sớm, tự mình xuống bếp vì nhi tử sinh bệnh của lão làm thức ăn lại thêm một bầu rượu còn nóng, tự mình bưng vào phòng cho nhi tử. . .”


Viêm đế chậm rãi mà kể, nói đến phân nửa đột nhiên dừng lại.


Vịnh Thiện kinh hãi ngẩng đầu liền bắt gặp ánh mắt đang nhìn xuống của Viêm đế.


Một người với tính cách trầm tĩnh như Vịnh Thiện cũng không tránh khỏi sắc mặt đại biến, gương mặt vì kinh hoàng mà trở nên vặn vẹo.


Viêm đế vờ như không phát hiện sắc mặt tái nhợt của hắn, cười hỏi: “Thái tử, ngươi đoán thử xem Phụ hoàng muốn gì?”


Vịnh Thiện choáng váng hệt như có người đang liều mình đánh từng hồi trống thật lớn làm hắn chấn động, cảm giác đau đớn hệt như có một bầy dã thú bị thương đang vùng vẫy tìm cách cấu xé lẫn nhau, đau đến không rõ huyết sắc.


Hắn kinh ngạc nhìn ánh mắt của Viêm đế, bỗng nhiên run giọng kêu một tiếng, “Phụ hoàng!”


“Nhi tử ngu dốt, đoán không được lão phụ thân kia muốn. . .” Vịnh Thiện dường như không thể nào hô hấp, tay gắt gao cầm lấy mép đàn mộc trước giường của Viêm đế, đôi môi run rẩy nói: “Nhi tử chỉ biết người chính là vị phụ thân tốt nhất trong thiên hạ, là thiên tử! Chuyện người nhà nghèo không giải quyết được, nhưng với người là tuyệt đối không khó khăn. Phụ hoàng, người là người thông minh lợi hại nhất trên đời, chuyện gì cũng không làm khó được người, Phụ hoàng, đây. . . đây đều là lỗi của nhi thần, xin phụ hoàng giơ cao đánh khẽ, buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Cầu xin người buông tha cho Vịnh Kỳ ca ca! Phụ hoàng!”


Vịnh Thiện nói xong, liên tục dập đầu trên đất.


Viêm đế thờ ơ nhìn hắn dập đến mức trán đẫm máu tươi, hữu khí vô lực mà cười cười, “Trẫm là thiên tử nhưng trẫm thực sự cũng muốn làm một phụ thân tốt nhất trong thiên hạ. . . Thái tử, đừng tự dày vò mình nữa, hãy trở về đi.”


Vịnh Thiện còn muốn tiếp tục van xin nhưng Viêm đế đã gọi thị vệ tiến đến, ra lệnh “Thái tử lo lắng cho bệnh tình của trẫm nên đến giờ vẫn chưa chịu trở về. Các ngươi mau hộ tống điện hạ đi.”


Bọn thị vệ trong Thể Nhân cung cho tới bây giờ đều chỉ nghe Hoàng thượng phân phó, một đạo ý chỉ của Viêm đế vừa ban ra, đâu cần biết ngươi có phải Thái tử điện hạ hay không, ngay lập tức liền đem Vịnh Thiện “thỉnh” ra khỏi Thể Nhân cung.

Tuyết Lâm lảm nhảm tí : các nàng hiểu gì chưa? Lão hoàng đế này thương con thì thương thật nhưng chỉ thương một đứa, sẵn sàng lấy Vịnh Kỳ làm “thuốc” để “chữa bệnh”  cho Vịnh Thiện bảo bối của lão…hơ…tội nghiệp hai anh!

P/s: Ta ứ biết lão hoàng đế này muốn gì nhưng mà ta chả thấy ưa lão già này tí nào….Lão mà dám hại Vịnh Kỳ “của ta” ta sẽ băm xác lão ra…..Đáng ghét >’’<!!!….

(1) Tiêu dao du : Tiêu dao (tiêu diêu) là tự do tự tại, du là ngao du. Tiêu dao du có nghĩa là ngao du, rong chơi tự do tự tại. Những câu chuyện trong Tiêu dao du vận dụng tối đa nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu vào ý thức sáng tác, kết hợp với cơ sở sự thật. Biệt tài kể chuyện ngụ ngôn của Trang Tử khiến ông không những xứng đáng là một triết gia mà còn là một tác gia văn học với hàng ngàn tỉ dụ trong văn chương. Vì thế, ông còn được xem là ông tổ của phái văn học u mặc trào lộng của nước Tàu từ xưa đến nay. Văn trong Nam hoa kinh toàn dùng lối nghịch thuyết, tức là lối nói nghịch để bổ túc những chân lý phiến diện của người đời. Bởi vậy, văn chương trong Nam Hoa chân kinh rất ngang dọc, phóng túng, khi nói xuôi, khi nói ngược, nói Đông để đả kích phía Tây, nói phải để tỏ thêm cái quấy, nói quấy để bổ túc cho cái phải.


Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: “Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành”.


“Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: ‘Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?’. Người đi đến cánh đồng ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?”


… Đem loài chim Bằng so với loài côn trùng bé nhỏ (con Côn); chỗ này tư tưởng Trang gặp điểm “bất nhị” của Phật học. Chim Bằng lớn có thú vui lưng chở trời xanh, chim Côn nhỏ có niềm hân hoan chưa bay cao mà đã rơi xuống, suy cho cùng, lớn-nhỏ chỉ là cái bên ngoài, còn tự tại thung dung thì không tách bạch.


Tiêu dao du, ngay từ những dòng đầu đã tỏ cái chí “du tử” của tác giả. Khác với chỗ đắc đạo của Lão Tử “rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghỉ ngơi như sợ láng giềng bốn bên, nghiêm chỉnh như một người khách”, chỗ phóng nhiệm của Trang Tử bày biện khoáng đạt, rộng rãi như con chim Bằng bay qua biển Nam… Học thuyết của Trang Tử trong Nam Hoa chân kinh, vì thế trở nên vô cùng sinh động, kiến chiếu dưới nhãn quan của một hành giả đắc đạo “không hành, tuyệt đích”.

(2) Câu này trong đạo đức kinh:


DỊCH NGHĨA

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.


LỜI BÀN

Trời đất, tức luật thiên nhiên, không có tình thương của con người (bất nhân) không tư vị với vật nào, cứ thản nhiên đối với vạn vật, lẽ đó dễ hiểu mà loài người thời nào và ở đâu cũng thường trách tạo hóa như vậy.  Những câu: ưu thắng liệt bại, cạnh tranh để sinh tồn, tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi, có sinh thì có tử… đều diễn ý cái ý “thiên địa bất nhân”.  Đang thời thì dùng, quá thời thì bỏ như cây cối xuân hạ tươi tốt, khi trổ hoa kết trái rồi qua thu đông thì điêu tàn.  Cho nên Lão tử bảo trời đất coi vạn vật như chó rơm.  Những con chó kết bằng rơm khi chưa bầy để cúng thì được cất kỹ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi thì người ta liệng nó ra đường, người đi đường lượm về để nhóm lửa (Trang Tử – thiên Thiên vận)


Câu đầu, nửa trên ai cũng hiểu như vậy; nửa sau thì ý kiến bất đồng.  Đa số cho “bách tính” là dân chúng.  Wieger (do Jean Grenier dẫn – tr.79) cho bách tính là trăm quan: quan nào có ích cho nước thì dùng, vô ích hoặc có hại thì trừ đi, vì vua chúa chỉ nên “yêu quốc gia thôi, chứ không được yêu cá nhân” cũng như trời đất sinh ra vạn vật chỉ cho cái lợi chung của vạn vật chứ không quan tâm đến cái lợi riêng của một vật nào.


Theo Nguyễn Hiến Lê thì Lão Tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ theo đạo, theo tự nhiên, mà để cho dân tự nhiên phát triển theo thiên tính, đừng can thiệp vào.


Câu sau Lão Tử so sánh khoảng trời đất với cái ống bễ.  Rất đúng và tài tình.  Cả hai đều hư không mà không cùng kiệt (có nhà dịch “bất khuất” là không bẹp xuống: ý cũng vậy), mà cả hai càng động thì hơi gió càng phát ra nhiều.  Cái dụng của cái hư không (vô) như vậy đó.


Câu cuối thì Liou Kia-hway hiểu khác hẳn: càng nói nhiều về đạo thì càng không hiểu nó, nó bằng nhập vào đạo.  Nhà khác lại dịch là: Nói nhiêu cũng không sao  hết được, không bằng giữ mực trung.)

Cont…

 

 

 

18 responses to “[Danmei] Thái tử – Chương 14 Hạ

  1. “tính mệnh của người than” -> người thân
    Ta cũng đồng ý vs nàng cho nên ta muốn hỏi một câu tiếng lòng của ta ” Bao giờ hoàng đế băng hà?”

  2. ek, bạn hoàng đế mần ta ức chế, dù gì cũng là con mình nỡ lòng nào hy sinh, đấu đá cung đình quả là không chừa 1 ai, vịnh thiện phải đối phó hết thẩy, tội cho anh, tình iu của vịnh thiện dành cho vịnh kỳ luôn luôn chở che như vậy, kể cả khi đối mặt vs bậc đế vương

  3. huhu khủng khiếp quá :((
    lão hoàng đế tính gì mà anh Thiện hoảng sợ đập đầu tóe máu vậy >”< chẳng lẽ lại đọc QT
    no no no
    kiềm chế kiềm chế
    các tỉ cố lên~~
    vì tương lai tươi sáng của tất cả chúng ta
    tiếp đi các tỉ 😀

  4. minh cung dong y voi ban.mang tieng la thien tu ma lai doi xu voi con minh nhu the thi lao gia nay that la dang chet. sao lao khong nhanh nhanh quy tien cho doi vinh ky do kho nhi?

  5. Cai lao hoang de nay bi lam sao the nhi????
    Ta la ta khong muon Vinh Ky phai chiu kho dau vi be ma chiu kho thi Vinh Thien *cua ta* lai dau long!!!
    Doc cai doan ma be y nghi den Vinh Ky ma ta lai long dau nhu cat nuoc mat dam dia! That la….

  6. aaaaaaaaaaaa cái cha già nì ở ác wa chết đi,dám làm hại Vịnh Kỳ của ta hả
    mà ông nì thương ngay vịnh Thiện ác cái hắn lại iu ca ca nên ko thể cho Vịnh Kỳ chết oy
    mà cái cha nì ko công = nỡ nào đem Vịnh Kỳ hy sinh ???????chẳng lẻ ji ổng mún cho Vịnh Thiện ngôi hoàng đế

  7. [Thanh]
    Mjnh` ngu văn vs GDCD tư` nhỏ, chẳg hiểu thâm ý tr0g câu truyện vịt trơj` kja la` j` hết đ0a’ @.@

    • Gì mà ko hiểu thế trùi, tức là có 1 gia đình nuôi ngỗng mà giàu có, nhưng vì cứu đứa con mà tán gia bại sản, thế mà vẫn ko cứu đc, Kỳ Y nói phải ăn tim của đứa con khác, và kết quả ông bố này vì cứu đứa con này mà hy sinh đứa con khác.

      Ý ông hoàng đế là: ông ý sẽ hy sinh Vịnh Kỳ để Vịnh Thiện thuận lợi mà làm 1 vị minh quân ( hy sinh 1 đứa con để cứu đứa con khác như ông bố trong câu chuyện kiia)

  8. Chuyện hiển nhiên =.=”

    Cái này còn bình thường chán

    Nếu rảnh thì các nàng coi lại lịch sử trung quốc ngày xưa đi

    Là vua của 1 nước đơn giản lắm à

    Ta không tức lão hoàng đế này lắm vì xét cho cùng lão cũng muốn người nối dõi mình hoàn hảo thôi mà . Ta chỉ tức nếu người nghĩ hi sinh Vịnh Kì cho Vịnh Thiện lên ngôi lại chính là Vịnh Thiện cơ 🙂

    Ta là ta đang mong chờ xem Vịnh Thiện sẽ làm gì tiếp theo để bảo vệ “ca ca” của mình đây ^^

    Đây chính là thời điểm để chứng tỏ mình là một công chân chính đấy Thiện ca a~ =))

    Chờ chap mới ^^

    Yêu…….

  9. Sợ quá O_o, bác hoàng đế sao mà sâu sắc như vậy, bày đặt kể cái chuyện ghê người=”= Đọc mà rét run

  10. cai cau cuoi cua lao hoang de lam ta thay tia hy vong cho hai anh, nhung ma Vinh Ky se ra sao day, nho lao hoang de cu nhat quyet hy sinh anh thi sao?

  11. lao hoang de mau bang ha di de 2 anh cua ta do kho, toi nghiep Vinh kỳ ca ca quá, thanks nàng đã edit truyen này, mong chờ chương kế của nàng

    • cứ từ từ nàng ạ! nàng thấy đó, một chương Thái tử của ta phải qua tay rất rất nhiều cố vấn + beta, bản thân ta cũng…rất ngán độ dài của nó, hic, nhưng ta đã hứa, tuyệt đối ko drop, ta vẫn đang chăm chỉ nà!!

  12. ta thì nghĩ câu chuyện của ông già nuôi ngỗng là thế này. Ta thấy nhi tử yếu đuối bệnh hoạn của ông lão là đại ca, tức là Vịnh Kỳ. Còn nhị nhi tử cần phải moi tim ra làm thuốc chính là Vịnh Thiện, người có khả năng nhất. Ông lão yêu thương tất cả các con, ko tiếc tán gia bại sản vì chữa cho con nhưng nếu là phải trả giá bằng tim của nhị nhi tử (maybe heart = love) thì ko dc vì nó là đứa thông minh nhất. Sáng sớm ông lão đích thân làm thức ăn, đưa rượu cho đứa con bệnh hoạn thật ra là muốn chính tay hạ độc giết chết nó vì ông ko thể vì cứu nó mà giết nhị đệ của nó dc. Ông cũng ko muốn nhìn nó chết vì vật vã, hành hạ của bệnh tật nên thà rằng chính tay ông giết nó. => Tính khí cao ngạo, lãnh khốc của bậc đế vương. Hiểu thế nào thì vẫn là VK sẽ phải làm vật hi sinh cho VT !

    Thanks tuyetlam edit truyện này nha

  13. ây, ta vẫn tò mò không hiểu lão Vương thái phó kia nhìn thấy chuyện gì mà khiến mọi chuyện căng thẳng vậy a >”<

Bình luận về bài viết này